ỦY THÁC XUẤT NHẬP KHẨU TRỌN GÓI

Ngày đăng: 26/01/2021 - 11:41 AM

Trong những năm gần đây, cán cân thương mại Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc cả về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu. Đối với các đơn vị tổ chức khi muốn nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam cần ủy thác xuất nhập khẩu. Vậy ủy thác xuất nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu ủy thác là gì

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên các nguyên tắc đã được thống nhất là trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Nhập khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là hệ thống các quan hệ buôn bán trong nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhờ một đơn vị thứ 3 (công ty chuyên về ủy thác nhập khẩu). Đơn vị đó sẽ đại diện cho công ty bạn (công ty nhập khẩu) thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu sản phẩm (hàng hóa) nào đó.

Vai trò của nhập khẩu uỷ thác

Với sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của kim ngạch nhập khẩu thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới, giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại thì nền kinh tế quốc gia đã hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì vai trò của kinh doanh nhập khẩu càng trở nên vô cùng quan trọng.

Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ tạo sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm thời gian và chi phía, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội giữa các quốc gia.

Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội địa và hàng ngoại tạo động lực cạnh tranh, buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng cải tiến để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ… chất lượng, thúc đẩy phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém.

                                                               

Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cung, tự cấp.

Nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu đặc biệt như hàng hóa hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước chưa thể sản xuất được .

Nhập khẩu còn là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của đất nước dựa trên cơ sở chuyên môn hóa.

Đối tượng cần ủy thác nhập khẩu

Chắc hẳn các bạn sẽ có thắc mắc rằng tại sao các công ty lại ủy thác cho một bên công ty trung gian nhập hàng về mà mình không tự đứng ra nhập?

Việc các đơn vị sử dụng dịch vụ ủy thác là vì:

– Các đơn vị doanh nghiệp chưa có đủ kinh nghiệm đàm phán với đối tác nước ngoài, chưa rõ quy trình cũng như thủ tục hải quan để có thể tự mình nhập khẩu hàng hóa. Việc thuê một đơn vị dịch vụ ủy thác, đứng ra làm mẫu vài lần là giải pháp an toàn, tiết kiệm nhất.

– Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không có chức năng nhập khẩu, không ký hợp đồng được với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài.

– Doanh nghiệp có đầy đủ chức năng nhập khẩu nhưng do mặt hàng mới hoặc hàng khó nhập thấy chưa đủ kinh nghiệm để nhập. Do đó nên ưu tiên thuê công ty dịch vụ ủy thác nhập khẩu làm vì họ có nhiều kinh nghiệm giải quyết mọi việc nhanh hơn.

– Do không tin tưởng người bán ở nước ngoài, cần thuê công ty là Forwarder có đại lý hoặc hệ thống bên đó thay mặt liên hệ, kiểm tra hàng hóa, kiểm chứng công ty.

Dịch vụ nhập khẩu uỷ thác hàng hóa 

Dịch vụ nhập khẩu hàng hóa là lĩnh vực cạnh tranh khá mạnh bởi xu thế nhập khẩu đang ngày càng phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đang ngày càng tăng cao. Nắm bắt được xu thế phát triển này, Khánh Đăng logistic đã cho ra đời dịch vụ nhập khẩu hàng hóa chuyên nghiệp, uy tín.

Các thị trường nhập khẩu chính (sắp xếp theo thứ tự giảm dần)

  1. Trung Quốc
  2. Hàn Quốc
  3. Mỹ
  4. Lào
  5. Singapore
  6. Nhật Bản
  7. Đài Loan
  8. Thái Lan
  9. Úc
  10. Campuchia

Khánh Đăng Logistics nhận nhập khẩu ủy thác những nhóm hàng nào?  

Những số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan sau đây có thể sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng trong việc định hình lại nhóm hàng đang kinh doanh của mình.

Các nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất (sắp xếp theo thứ tự giảm dần)

  1. Máy vi tính, sản phẩm linh kiện và điện tử
  2. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
  3. Vải các loại
  4. Điện thoại các loại và linh kiện
  5. Sắt, thép các loại
  6. Chất dẻo nguyên liệu
  7. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
  8. Xăng, dầu các loại
  9. Kim loại thường khác
  10. Hóa chất

Ngoài những nhóm ngành vàng, còn rất nhiều nhóm hàng khác đạt trị giá nhập khẩu cao.

Phí nhập khẩu ủy thác tại Khánh Đăng Logistics bao nhiêu?

Trong hợp đồng ủy thác với khách hàng sẽ ghi rõ về khoản phí ủy thác trong đó. Mức hoa hồng thường vào khoảng 1 – 2 % giá trị lô hàng, cao hay thấp còn tùy vào giá trị lô hàng và mặt hàng cụ thể.

 

 

Zalo
Hotline

0904234900