VIỆT NAM – NGÔI SAO ĐANG LÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH CHUYỂN CỦA CHÂU Á.

khÁNH ĐĂng logistics

CÔNG TY TNHH TM DV VẬN TẢI XNK KHÁNH ĐĂNG

0904234900

VP Xuất Nhập Khẩu: 41 Trần Quốc Tuấn, Phường 1, Quận Gò Vấp, TP HCM

Ngày đăng: 28/01/2021 - 10:17 PM

VIỆT NAM – NGÔI SAO ĐANG LÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DỊCH CHUYỂN CỦA CHÂU Á.

Năm 2020, Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực và trên thế giới đạt tăng trưởng GDP +2,9%, ổn định kinh tế Vĩ mô và phòng chống và kiểm soát dịch Covid 19 rất hiệu quả. Việt Nam ngày càng được chú ý là trung tâm sản xuất thay thế một phần cho Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung và sau đại dịch Covid 19. 

Trong chuỗi cung ứng ở Châu Á Việt Nam nổi lên như ngôi sao, một trung tâm sản xuất với chi phí thấp trước những căng thẳng quốc tế gần đây, trong khi các nước láng giềng cũng có nguồn lao động rẻ nhưng bị ảnh hưởng bởi thể chế chính trị không ổn định. 

Một điểm sáng nữa là Việt nam đã có nhiều cải cách chính sách, môi trường kinh doanh, tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định về mặt chính trị trong nhiều thập niên, đã thu hút dòng vốn các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nền kinh thế Việt Nam hiện nay có độ mở lớn tham gia hàng hoạt các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như CPTTP, RCEP, EUVFTA gần đây là UKVFTA. 

Điều này giúp cho hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giầy dép thể thao, quần áo may mặc, đồ điện tử, gỗ  xâm nhập vào các thị trường châu Á, Châu  và khu vực Bắc Mỹ có nhiều lợi thế về thuế quan và cả chuỗi cung ứng.

Đề trở thành ngôi sao trong chuỗi cung ứng ở Châu Á, Việt Nam đang có lợi thế và và bất lợi như thế nào? Xét về môi trường kinh doanh Việt Nam đang được xếp hạng cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia nhưng vẫn xếp sau Thái Lan, Malaysia và cả Philipine. 

Về mặt lao động Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh về lương nhân công với kỹ năng thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ và Trung Quốc, ngang bằng với Indonesia, nhưng Việt Nam lại đối mặt với việc thiếu hụt lao động có trình độ, kỹ năng để đáp ứng các đòi hỏi vận hành cho các dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp hay đáp ứng nguồn nhân lực cho các hãng công nghệ lớn muốn chuyển trụ sở hay dây truyền sản xuất qua. 

Đây là bất lợi của Việt Nam trong thời gian tới nếu muốn đón nhiều  “Đại Bàng” còn không chúng ta vẫn chỉ đón được các “Chim sẻ” hay “Chim Tu hú”… Mặc dù Việt Nam vẫn đang mở cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài với những “cuộc đua ưu đãi xuống đáy” từ các tỉnh thành nhưng chuỗi cung ứng nội địa từ các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thể tham gia cung cấp các linh phụ kiện cho các hãng như Samsung, LG, Intel hay Nokia… góp tăng giá trị cho các sản phẩm đang mang tên Made In Việt Nam. 

Chuỗi cung ứng cho các hãng này vẫn đo các công ty nước ngoài nắm giữ. Như một lãnh đạo cao cấp của một tập đoàn may mặc hàng đầu Việt Nam chia sẻ với tôi, mỗi một áo sơ mi Việt Nam đang gia công cho hãng nước ngoài chỉ thu được 1.5 USD/áo. 

Trong khi giá thành bán lẻ của áo sơ mi đó ở thị trường Châu Âu là 45 EU hay ở Mỹ là 50 USD. (tất nhiên giá này bao gồm giá nguyên liệu sản phẩm, chi phí tồn kho, chi phí quảng cáo và chi phí kênh phân phối). Nhưng giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của Việt Nam vẫn còn quá thấp. Trong khi ngành dệt may đang đóng góp cho GDP của Việt Nam 40 tỷ USD mỗi năm.

Về hạ tầng giao thông Việt Nam có một lợi thế về đường bờ biển dài có thể phát triển các cảng biển nước sâu để vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên do đầu tư quá dàn trải nên hiện nay gần như tỉnh nào cũng xin Chính phủ đầu tư một cảng nước sâu. Có thể bơi từ cảng nảy qua cảng khác. Việc khai thác các cảng này cũng chưa hiệu quả. Hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam đi các nước bằng đường biển vẫn đang nằm trong tay các hãng tàu lớn trên thế giới. 

Với đường sắt Bắc Nam sử dụng hệ thống khổ 1m từ thời Pháp để lại sẽ không giúp được việc vận chuyển hàng hóa hai đầu đất nước nhanh được. Cần đầu tư một hệ thống đường sắt cao tốc, nhưng sẽ khá tốn cho ngân sách và phải hàng chục năm nữa Việt Nam mới có thể có. 
 

 

Việt Nam thiếu một hệ thống đường cao tốc trục Bắc Nam, việc này đang được triển khai kỳ vọng 2030 có thể đưa vào sử dụng (nếu được quản trị tốt). Hiện nay đường vận chuyển nhanh trong nội địa của Việt Nam chỉ có duy nhất đường hàng không. So với các nước trong khu vực Châu Á Việt Nam đang có bất lợi về hạ tầng giao thông nội địa, Việt Nam xếp thấp hơn Philipine, Sri lanka, Trung Quốc, Thái Lan, Maylaysia, Đài Loan, Việt Nam chỉ cao hơn Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh.

Với dòng chảy vốn FDI vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam trong năm 2020 và dự báo GDP Việt Nan tăng 6,7% sẽ tiếp tục thu dòng vốn FDI tăng trong 2021. Cùng lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, chính trị ổn định, với nền kinh tế mở và có lợi thế với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới song phương và đa phương với các nước và châu lục, đặc biệt sau đại dich Covid 19, Việt Nam vẫn đang là lựa chọn hấp dẫn cho các hãng sản xuất và họ đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ ở Châu Á. 

Việt Nam cần có chính sách thu hút vốn FDI có chọn lọc, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa đủ sức và năng lực sản xuất được các hàng hóa phụ trợ để đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu sâu và rộng hơn.

Nguồn và ảnh: The Economist Intelligence Unit Limited 2021.
By anh Tuan Nguyen.

Zalo
Hotline

0904234900